Tính tương tác trong bài giảng elearning chính là yếu tố cực kỳ quan trọng. Trong 1 bài giảng E-learning nếu có độ tương tác cao sẽ giúp đảm bảo sự tương tác ở các mức độ của người học với nội dung giảng dạy.

Mức độ tương tác tối đa đạt được thông qua việc tương tác qua thanh công cụ hỗ trợ tới tương tác trực tiếp với người dạy. Ở bài giảng elearning có thể dễ dàng tạo ra tương tác tốt giữa người học, nội dung bài giảng cùng người dạy

Muốn tạo ra bài giảng e learning có tính tương tác cao thì doanh nghiệp có thể tham khảo một trong những cách dưới đây của blog đào tạo nội bộ:

1. Mỗi slide training bài giảng elearning cần có một tương tác

Sự tương tác trên từng slide bài giảng elearning sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho công tác giảng dạy lẫn học tập Không nhất thiết là các tương tác có tính phức tạp.  Mà thay vào đó, chỉ cần là những tương tác nhỏ như kéo, thả, CLICk chuột,…

moi-slide-training-bai-giang-elearning-can-co-mot-tuong-tac
Mỗi slide training bài giảng elearning cần có một tương tác

Mỗi slide bài giảng cần được tổ chức có ít nhất 1 tương tác với người học. Cần đảm bảo người học tham gia như phần bắt buộc trong chương trình học.

Đây cũng là cách hiệu quả giúp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm đào tạo trực tuyến có tính năng cho phép soạn bài giảng E-Learning trên hệ thống đào tạo trực tuyến.

2. Thêm vào câu chuyện minh họa cho từng bài học

Ví dụ minh hoạ luôn luôn quan trọng với bài giảng elearning. Điều này giúp học viên có thể nắm chắc hơn nội dung muốn truyền tải. Mặt khác, những câu chuyện minh hoạ cũng là cách thay đổi hình thức truyền tải cho nội dung thêm mới mẻ.

Người học rất nhanh sẽ bị thu hút, hấp dẫn với bài giảng hơn.

3. Sử dụng hình ảnh 3D và hình ảnh tương tác 360 độ

Nhờ các thành tựu công nghệ hiện đại hỗ trợ đào tạo chính là giải pháp luôn được khuyến khích sử dụng trong bài giảng elearning. Những giải pháp này đều góp phần đem lại sự tương tác cao từ phía người học.

Hình ảnh tương tác 360 độ, hình ảnh 3D sống độngchắc chắn sẽ đem đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời trong môi trường ảo. Người học có cơ hội “thực tập” trước trong môi trường mô phỏng mang tính thực tế cao.

Xem thêm:

4. Tạo môi trường mô phỏng bằng ví dụ thực hành

Cách này cũng giúp mang lại sự tương tác thông qua chính trải nghiệm của người học. Môi trường mô phỏng thường có độ tương tác cao với người học.

Nhờ môi trường mô phỏng này  người học sẽ có thêm nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế. Sự tương tác là một trong những điều kiện giúp hoàn thành chương trình đào tạo trong môi trường mô phỏng. Việc không giới hạn trải nghiệm thực hànhsẽ khiến học viên thêm chủ động và hoàn thiện kỹ năng làm việc.

tao-moi-truong-mo-phong-bang-vi-du-thuc-hanh
Tạo môi trường mô phỏng bằng ví dụ thực hành

5. Nêu ra các tình huống phân nhánh

Người soạn bài giảng e learning là gì có thể tham khảo cách soạn thảo theo dạng mindmap. Hình thức soạn bài này giúp phân nhỏ nội dung bài giảng theo kiểu chia nhánh. 

Từ nhánh lớn tương ứng với nội dung tổng thể  cho tới nội dung nhỏ chi tiết.  Việc lựa chọn của học viên chỉnh là cách giúp tạo ra nhiều kịch bản nội dung cho bài giảng e-Learning. Lưu ý trong cách soạn này thì người soạn cần phải lên kịch bản trước để đảm bảo hoạt động giảng dạy diễn ra hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin giúp làm tăng tương tác cho bài giảng elearning. Hy vọng bài viết hữu ích cho người đọc. Hãy tham khảo và áp dụng ngay nhé!