Đối với những nghề như chuyên viên đào tạo hay giáo viên thì kỹ năng thuyết trình hay giảng giải là một điều kiện tiên quyết. Nhưng để có thể thuyết trình thật xuất sắc thì phải qua môt quá trình luyện tập lâu dài. Vậy làm sao để có thể tự tin thuyết trình khi đứng trước rất nhiều nhân sự và thậm chí là cả các cấp quản lý?
Chỉ cần thuộc lòng 10 bí quyết “vàng” dưới đây của daotaonoibo ows, bất cứ ai cũng có thể trở thành một nhân viên thuyết trình chuyên nghiệp trước đám đông
1. Lo lắng khi đứng trước đám đông? Hãy thực hành thường xuyên và luôn sẵn sàng!
Rất nhiều người có phản ứng sinh lý như tim đập mạnh, toát mồ hôi hột hay run rẩy khi đứng trước đám đông. Họ lo sợ điều này có thể là trở ngại khiến phần thuyết trình trước người nghe trở nên kém hiệu quả. Tuy nhiên, cảm giác lo lắng khi thuyết trình là điều hoàn toàn bình thường, và điều này có thể cải thiện dễ dàng.
Để vượt qua nỗi lo lắng trước khi thuyết trình, hãy luôn luôn sẵn sàng. Dành thời gian đọc qua ghi chú nhiều lần. Luyện tập cho đến khi cảm thấy bản thân có thể nói trôi chảy cả bài giảng. Có thể kiểm tra xem thần thái của mình thế nào khi thuyết trình bằng cách tự quay video để xem lại, hoặc nhờ một người bạn xem và đánh giá bài thuyết trình giúp mình. Điều này sẽ đem đến sự tự tin khi thuyết trình trước đông người.
2. Hiểu rõ đối tượng tiếp nhận bài giảng
Trước khi bắt đầu tạo nội dung cho bài giảng daotaotructuyen, hãy xem xét lên nội dung phù hợp với đối tượng tiếp nhận. Tìm hiểu thật kỹ về những nhân sự này. Qua đó sẽ giúp người đào tạo xác định đúng ngôn từ, mức độ thông tin, mô hình tổ chức và lựa chọn nội dung hấp dẫn với đối tượng nhận tin.
Ngoài ra nếu doanh nghiệp bạn sử dụng phương pháp giảng dạy trực tuyến việc tìm hiểu về ứng dụng học trực tuyến là công việc vô cùng quan trọng, khi hiểu rõ các tính năng của các ứng dụng này bạn sẽ không bị lúng túng khi thuyết trình trước nhân sự hay giảng bài nữa.
3. Sắp xếp tài liệu giảng dạy theo cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu đào tạo
Lên một dàn ý cho bài giảng. Viết ra chủ đề, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, dàn ý chính và những điểm chính. Cố gắng giúp cho bài giảng thu hút được sự chú ý của khán giả trong 30 giây đầu tiên.
4. Lắng nghe các phản hồi của học viên và đáp ứng
Một người thuyết trình hay luôn lấy khán giả làm trung tâm. Hãy đo phản ứng của học viên, điều chỉnh nội dung bài giảng và luôn cố gắng linh hoạt điều chỉnh nội dung giảng dạy. Bài giảng không được thiết kế phù hợp với học viên sẽ khiến họ không muốn nghe giảng, mất đi sự hứng thú.
5. Hãy thể hiện cá tính của mình trong bài giảng
Một người thuyết trình hay luôn tự tin là chính mình trên sân khấu, thể hiện rõ cá tính của mình khi giảng dạy. Khi tính cách tỏa sáng, chuyên viên đào tạo sẽ thiết lập uy tín tốt hơn, học viên sẽ tin tưởng những gì mình nghe nếu họ cảm nhận được người giảng gần gũi, chuyên nghiệp.
6. Sử dụng sự hài hước, kể chuyện và sử dụng ngôn ngữ hiệu quả.
Hãy chèn những câu chuyện vui nhộn trong quá trình giảng dạy online. Điều này không chỉ giúp học viên thoải mái hơn mà còn chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của họ.
7. Hạn chế đọc slide, hãy cố gắng triển khai ý theo các dàn ý
Nếu học viên đọc quá nhiều, bài giảng sẽ không còn giống một bài chia sẻ nữa. Bằng cách duy trì giao tiếp bằng mắt với học viên, học viên sẽ giữ được sự liền mạch đối với bài giảng. Với những dòng phác thảo ngắn gọn, người thuyết trình có thể giữ trật tự các ý trình bày trong bài giảng.
8. Giọng điệu phù hợp, kết hợp sử dụng ngôn ngữ hình thể hiệu quả
Giao tiếp phi ngôn ngữ nói lên rất nhiều về bản thân người thuyết trình. Khi thuyết trình tốt, học viên sẽ hình dung những điều được nghe vào thực tế một cách trực quan và dễ dàng hơn. Nhưng tuyệt đối tránh các cử chỉ thể hiện sự lo lắng như dứt các đầu ngón tay, vò đầu bứt tai,… Sự lo lắng sẽ khiến người nghe cảm thấy khó tin tưởng bài giảng.
9. Mở đầu bài giảng bằng cách thu hút sự chú ý và kết thúc bài giảng vui vẻ
Thay vì bắt đầu bài giảng với “Hôm nay tôi sẽ nói với bạn về X?”, hãy sử dụng một thống kê đáng ngạc nhiên, một giai thoại thú vị hoặc trích dẫn súc tích để thu hút người nghe. Khi kết thúc bài giảng, hãy tóm tắt lại những ý chính để khán giả nhớ lại toàn bộ nội dung.
10.Kết hợp nội dung hỗ trợ giảng dạy phù hợp
Các nội dung hỗ trợ giảng dạy như Slide, Clip, Video,…sẽ giúp bài giảng không bị nhàm chán. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng có thể khiến bài giảng không liền mạch, kết nối giữa đào tạo viên và người nghe sẽ bị đứt. Hãy sử dụng chúng một cách tiết kiệm nhất có thể. Hình ảnh và âm thanh chỉ để tăng cường hoặc làm rõ nội dung bài giảng, hoặc thu hút và duy trì sự chú ý của khán giả.
Nguồn bài viết: Blog Đào Tạo Nội Bộ