Để tuyển dụng nhân sự thành công, phù hợp công việc, cần phải có kỹ năng khai thác và bí quyết độc vị. Tuy nhiên thực tế, trong ngành ngân hàng, nhiều nhà tuyển dụng đang gặp phải vấn đề như: Tuyển được nhân sự phù hợp nhưng chưa thực sự giỏi, hoặc cũng có thể sau bao nhiêu vòng tuyển chọn vẫn chưa tìm được ứng viên ưng ý.

Vậy, phải làm sao để tuyển dụng được đúng người phù hợp cho công việc? Dưới đây là 5 kỹ năng và bí quyết phỏng vấn tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực ngân hàng mà các các chuyên viên tuyển dụng trên hệ thống e learning là gì thường dùng.

1. Tìm hiểu thật kỹ vị trí tuyển dụng nhân sự

Trước khi đăng tin thông báo tuyển dụng, hãy tìm hiểu thật kỹ yêu cầu vị trí công việc đang cần tuyển dụng. Phối hợp với các phòng ban liên quan để phân tích, đưa ra một hình mẫu ứng viên lý tưởng nhất trong bản mô tả công việc.

tuyen-dung-nhan-su-1
Tìm hiểu thật kỹ vị trí tuyển dụng nhân sự

Điều một chuyên viên tuyển dụng nhân sự luôn cần có là hiểu về kỹ năng, kiến thức và phẩm chất cần thiết cho vị trí công việc và làm sao để nhìn nhận, đánh giá đúng.

2. Cấu trúc, thời lượng phỏng vấn tuyển dụng nhân sự

  • Phần 1: Giới thiệu
    Warm up bằng cách giới thiệu về bản thân, và hội đồng tuyển dụng. Hãy lựa chọn những câu hỏi thân mật khéo léo, thể hiện sự quan tâm để ứng viên phần nào đỡ sự căng thẳng.
  • Phần 2: Đặt câu hỏi phỏng vấn
    Ở phần này, phần lớn các câu hỏi sẽ được đặt ra bởi những nhân sự có chuyên môn liên quan. Đối với lĩnh vực ngân hàng, ứng viên thường được hỏi các câu hỏi liên quan đến tình huống thực tế, hãy chú ý lắng nghe để có thể cùng nhân sự có chuyên môn đánh giá sự phù hợp của ứng viên.
tuyen-dung-nhan-su-2
Cấu trúc phỏng vấn tuyển dụng nhân sự
  • Phần 3: Tổng kết, thông báo về vòng thi viết
    Mô tả bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng và đưa ra một mốc thời gian thông báo kết quả. Thông báo cho ứng viên cụ thể về lịch vòng thi viết và các phần thi của vòng này. Sau cùng, nên gửi lời cảm ơn tới ứng viên vì đã quan tâm và tới tham dự phỏng vấn, và dẫn họ ra khỏi văn phòng để thể hiện sự lịch sự.

3. Bộ câu hỏi đánh giá ứng viên

Phần câu hỏi phần lớn là do nhân sự chuyên môn đảm nhận, những nhân sự cũng nên tìm hiểu qua và chuẩn bị một số câu hỏi để có thể cùng tham gia đánh giá, như:

  • Bạn hãy giới thiệu cho chúng tôi về bản thân bạn.
  • Tại sao bạn lại quyết định chuyển việc/nghỉ việc ở …? (Với câu hỏi này, hãy tìm hiểu trước về quá trình công tác của ứng viên)
  • Bạn hiểu gì về vị trí ứng tuyển?
  • Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
  • Tại sao bạn lại ứng tuyển vị trí này? Bạn có tố chất gì phù hợp với vị trí này không?
  • Bạn có hay tìm hiểu về kinh tế vĩ mô và chính sách NHNN không? Bạn thấy kinh doanh ngân hàng hiện nay khó khăn như thế nào?
  • Tại sao bạn lại chọn ngân hàng chúng tôi?
  • Nếu chúng tôi đề xuất bạn sang vị trí khác, bạn có nhận không?
  • Ngoài ứng tuyển ở đây, bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào khác không?
  • Nếu bạn trúng tuyển ở cả đây và một/một số ngân hàng khác, bạn sẽ chọn ngân hàng nào?

Đó là những câu hỏi chung cho bất kể vị trí nào khi thi e learning. Sau đó sẽ là những câu hỏi giải quyết tình huống thực tế, hãy đề nghị nhân sự chuyên môn làm bộ câu hỏi này và chuẩn bị kỹ lưỡng về đáp án, bản in câu hỏi và câu trả lời để xem trước.

Ngoài ra để đảm bảo bộ câu hỏi đánh giá ứng viên được thực hiện hiệu quả khi thi online bạn có thể sử dụng các phần mềm để theo dõi và tổng hợp kết quả nhanh chóng.

4. Xây dựng bộ template đánh giá nhân sự

Bảng đánh giá ứng viên là một cơ sở khách quan nhất để hội đồng phỏng vấn đưa ra quyết định tuyển dụng. Bảng đánh giá sẽ được xây dựng trên các tiêu chí như sau:

  • Các tiêu chí đánh giá tương ứng với vị trí tuyển dụng. Các tiêu chí này có thể bao gồm mức lương offer, bằng cấp, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực, …
  • Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên môn
  • Bộ câu hỏi phỏng vấn tính cách và thái độ
  • Các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ
  • Đánh giá chi tiết ứng viên
tuyen-dung-nhan-su-3
Bộ template đánh giá nhân sự

5. 4 bí quyết tuyển dụng nhân sự

tuyen-dung-nhan-su-4
Bí quyết tuyển dụng nhân sự
  • Nghiên cứu CV của ứng viên trước khi phỏng vấn
    Đây là việc nhà tuyển dụng bắt buộc phải làm. Ngoài ra trong thời đại số, hãy cân nhắc nghiên cứu các profile của ứng viên trên các mạng xã hội như Facebook, LinkedIn. Điều này có thể sẽ tiết lộ khá nhiều về con người thật của ứng viên.
  • Hãy thân thiện với ứng viên
    Có thể sử dụng một số ngôn ngữ cơ thể để ứng viên cảm thấy thoải mái và thiện cảm hơn với quá trình phỏng vấn, như mỉm cười, hướng người ra phía trước, gật đầu,… Nhiều người nói rằng thông tin là một thứ cần trao đổi. Khi tạo ra càng nhiều sự thoải mái, thì ứng viên càng dễ dàng chia sẻ nhiều thông tin, và điều này sẽ có lợi lớn đến việc ra quyết định tuyển dụng.
  • Ghi chú trong khi phỏng vấn
    Hãy sắp xếp ghi chú một cách cẩn thận. Ghi nhớ thông tin của một hay hai ứng viên không khó khăn, nhưng khi con số là 5 hay 10 thậm chí nhiều hơn, nếu không sắp xếp cẩn thận sẽ rất khó để đánh giá ứng viên.

Kỹ năng phỏng vấn ngày càng được cải thiện qua những buổi phỏng vấn thực tế. Từ những kinh nghiệm của bản thân, nhà tuyển dụng có thể đúc rút ra bí quyết phỏng vấn nhân sự cho riêng mình, trở thành chuyên gia “chiêu mộ nhân tài”.

Xem thêm: