Doanh nghiệp nên đào tạo lại nhân sự khi nào? Nếu bạn nhận thấy gần đây trong nội bộ doanh nghiệp có xảy ra bất hòa, hãy dành thời gian và tìm hiểu tận gốc những vấn đề đó. Xác định xem đó là vấn đề về nhân sự hay vấn đề trong cách tổ chức? Hoặc đôi khi, có phải vấn đề đó là kết hợp của cả hai điều trên? Hãy tạm dừng các hoạt động vận hành, nhưng cũng chưa phải lúc lên kế hoạch tái cấu trúc, vì đơn giản hơn là đã đến lúc bạn phải có kế hoạch đào tạo nhân sự. 

Đôi khi, có thể vấn đề chỉ đơn giản là nhân sự đang vận hành theo cách thức chưa phù hợp với doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn phân vân, hãy kiểm tra xem công tác đào tạo có phù hợp với doanh nghiệp bạn tại thời điểm hiện tại không với 5 dấu hiệu dưới đây của blog đào tạo nội bộ.

1. Đào tạo lại nhân sự khi họ không nắm rõ sứ mệnh của doanh nghiệp

Trong nhiều trường hợp, nhân sự có thể rất nhớ những nội dung trong sổ tay nhân viên; nhưng khi đề cập đến các giá trị cốt lõi và tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp, liệu bao nhiêu người trong số họ có trả lời đúng và đủ? Nếu nhân sự không nằm lòng tư duy cốt lõi của doanh nghiệp, thì đó là một dấu hiệu không tốt. Điều này có thể chứng minh nhân sự chưa thực sự tâm huyết và tập trung cho công việc của mình. Nên giải pháp lúc này sẽ là đào tạo lại nhân sự.

2. Quy trình làm việc không thống nhất

Tính nhất quán là chìa khóa vận hành của doanh nghiệp với bất kể quy mô nào. Nếu nhân sự và những người quản lý có tư duy về cách làm việc không đồng nhất, chắc chắn sự bất hòa nội bộ là không thể tránh khỏi. Cho dù 2 bên đều hướng đến một kết quả, mục đích như nhau, nhưng nếu quy trình làm việc không đồng nhất sẽ không tạo được sự thống nhất, đồng lòng trong cùng một tập thể.

Hậu quả nghiêm trọng hơn là khi có nhân sự mới thì họ sẽ không biết phải theo một quy chuẩn nào trong mớ hỗn độn khổng lồ đó.

dao-tao-lai-nhan-su
Đào tạo lại nhân sự khi quy trình làm việc không thống nhất

Hướng giải quyết cho vấn đề này là xem xét và soạn lại toàn bộ quy trình đào tạo nội bộ và thực hiện một khóa đào tạo đào tạo lại nhân sự cấp bách với Cloudclass, với mục đích tất cả nhân sự cùng nắm được và tuân thủ một bộ quy trình. Khi tất cả đã đồng lòng với quy trình này, các nghi hoặc và tranh cãi về hiệu quả công việc sẽ được giảm đi ít nhiều.

3. Không có đội ngũ kế cận

Để duy trì doanh nghiệp luôn hoạt động vững mạnh, xây dựng đội ngũ kế cận thông qua việc tìm người kế nhiệm, đào tạo và chuyển giao quyền lực chính là nhiệm vụ chiến lược nhất của ban quản trị doanh nghiệp.

Việc đào tạo lại nhân sự có thể mất nhiều thời gian vì còn phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc của nhân sự. Để thực sự có niềm tin vào toàn bộ nhân sự, doanh nghiệp phải xây dựng một bộ kỹ năng cơ bản phù hợp trong toàn bộ đội ngũ, từ các vị trí cao xuống những vị trí nhỏ hơn.

Sẽ rủi ro cao nếu một nhiệm vụ, công việc nào đó trong công ty chỉ giao phó cho một nhân sự thực hiện và khi nhân sự đó nghỉ việc thì không ai trong doanh nghiệp có thể thay thế vị trí đó ngay lập tức. Triển khai công tác quản lý trực tuyến để toàn thể doanh nghiệp có thể làm việc trong sự gắn kết và mọi công việc được thực hiện mà không bị phụ thuộc vào một người.

4. Năng suất làm việc thấp

Nếu bạn nhận thấy năng suất làm việc của nhân sự đang trong đà giảm sút, đừng vội quy kết họ đang làm việc lười biếng. Năng suất làm việc của nhân sự cũng phụ thuộc vào những yếu tố khác, có thể hiện tại họ chưa đạt được tới mức cao nhất về hiệu suất làm việc do quy trình làm việc cũ không còn phù hợp.

Đó là vấn đề không thể tránh khỏi trong chu kỳ vòng đời của doanh nghiệp. Với vai trò quản trị, hãy luôn để mắt và nhận biết những vấn đề này, chú ý tới những hướng đi sai lầm nhưng vẫn đang được áp dụng.

Trong trường hợp này, đào tạo lại nhân sự có thể thổi sức sống mới cho nhân sự, cung cấp cho họ những chỉ dẫn đúng và động lực cần thiết để khôi phục lại quy trình làm việc.

5. Tỷ lệ nhảy việc cao

Các nhà quản lý thường khó nhận rằng lỗi nằm ở chính bản thân họ. Tỷ lệ nhảy việc trong doanh nghiệp bạn có đang ở mức cao và không có dấu hiệu giảm? Đừng vội chỉ trích nhân sự thiếu trung thành với doanh nghiệp. Có thể nguyên nhân nhân sự không còn thiết tha với công việc là vì họ không cảm thấy có mối liên hệ với doanh nghiệp.

Các nhân sự mới, đặc biệt là nhân sự thế hệ Millennials, coi trọng chất lượng và đào tạo toàn diện khi làm việc trong một tổ chức. Khi doanh nghiệp triển khai công tác đào tạo lại nhân sự có thể cho thấy rằng doanh nghiệp cam kết luôn cố gắng cải thiện nguồn tài nguyên về con người cả với phương diện cá nhân và tập thể. Thêm vào đó, khi nhân sự đã dành thời gian trải qua đào tạo thì khả năng họ nhảy việc sẽ không cao, vì họ đã thực sự đầu tư vào công việc đó.

ty-le-nhay-viec-cao
Tỷ lệ nhảy việc trong doanh nghiệp cao và không có dấu hiệu giảm? Đừng vội chỉ trích nhân sự thiếu trung thành

Vì vậy, nếu gần đây, bạn đã bắt đầu nhìn thấy dấu hiệu nhân sự có ý định nhảy việc, hãy tìm hiểu nguyên nhân và lên kế hoạch đào tạo lại nhân sự. Sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn dập tắt những dấu hiệu này khi chỉ mới nhen nhóm trước khi nó đã trở thành một quyết định.

Xem thêm: