Nhân tài là tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ chân nhân tài. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp áp dụng đúng chiến thuật có thể giảm thiểu tối đa tỷ lệ nhảy việc và giữ chân nhân tài. 

Khi một nhân viên giỏi rời đi, những đồng nghiệp xung quanh sẽ bị ảnh hưởng tinh thần và khối lượng công việc sẽ bị tăng lên cho những người ở lại. Bên cạnh đó, chi phí tuyển dụng và đào tạo cho nhân viên mới cũng mất rất nhiều thời gian và công sức cho doanh nghiệp.

Giải pháp tốt nhất là hãy luôn tạo sự hài lòng trong công việc cho nhân sự. Trước khi tiến hành kế hoạch giữ chân nhân sự, nhà quản lý cần xác định xem lý do tại sao họ lại rời bỏ công việc. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất vì sao nhân sự quyết định nghỉ việc để tìm cơ hội mới tốt hơn và các chiến lược giúp giữ chân nhân sự được chia sẻ và áp dụng bởi các tập đoàn hàng đầu thế giới.

Tại sao doanh nghiệp không thể giữ chân nhân tài?

#1. Công tác quản lý không tốt

Hầu hết nhân sự không bỏ việc, họ chỉ rời bỏ người quản lý của mình.

Khi doanh nghiệp vận hành theo mô hình hệ thống e learning mất đi những nhân sự tài giỏi nhất, thì điều đầu tiên người quản lý cần xem xét chính là công tác quản lý của doanh nghiệp.

giữ chân nhân tài
Tại sao doanh nghiệp không thể giữ chân nhân tài?

Quản trị nhân sự không chỉ là quản lý toàn bộ đội ngũ nhân viên, nhà quản lý phải sát sao và đầu tư thời gian khám phá từng mắt xích trong bộ máy tổ chức. Hãy tìm hiểu, và giải quyết triệt để các vấn đề sau:

  • Nhân sự phù hợp với nhiệm vụ gì, họ cần được hỗ trợ gì để hoàn thành công việc hiệu quả?
  • Nhân sự có cho rằng các mối quan hệ nội bộ đang tốt đẹp không?
  • Nhân sự có cảm thấy rằng các đề xuất, mối quan tâm và thách thức của bản thân được thừa nhận và đã được giải quyết?
  • Nhân sự có cảm thấy được trọng vọng trong tổ chức?

Khi nhà quản trị lắng nghe những khó khăn của nhân sự và cố gắng tìm cách giải quyết những vấn đề đó – hoặc ít nhất là giải thích lý do tại sao những vấn đề đó không thể giải quyết tại thời điểm hiện tại, sẽ giúp cho nhân sự cảm thấy hài lòng và gắn kết hơn với doanh nghiệp.

David Stevens, phó chủ tịch điều hành quan hệ doanh nghiệp tại Valor Global, cho rằng: “Một nhà quản trị nhân sự tồi có thể làm tổn hại đến văn hóa và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Người quản lý cần phải có định hướng cụ thể cho việc phát triển nhân lực và khai thác tối đa năng lực và niềm đam mê của đội ngũ.”

#2. Lựa chọn người quản lý không phù hợp

Không hiếm trường hợp người quản lý là một nhân viên xuất sắc nhưng lại không có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để quản trị con người, dẫn đến việc các nhân viên không phục, mâu thuẫn nội bộ.

Chẳng hạn, các kỹ năng làm cho nhân viên trở thành một nhà phát triển phần mềm hoặc lập trình viên tài giỏi hoàn toàn khác biệt với các kỹ năng cần thiết để trở thành quản lý. Doanh nghiệp cần cung cấp các chương trình đào tạo và hướng dẫn cần thiết để giúp người quản lý lãnh đạo và quản lý nhóm hiệu quả.

Travis Furlow, một huấn luyện viên của Paperclip Thinking cho biết: “Một sai lầm nghiêm trọng nhiều doanh nghiệp đang mắc phải chính là cho rằng khi nhân viên giỏi trong công việc thì họ cũng sẽ rất giỏi trong việc lãnh đạo và quản lý con người”.

#3. Lộ trình thăng tiến không rõ ràng

Một nguyên nhân nữa khiến nhân sự giỏi không gắn bó với doanh nghiệp là vì họ cảm thấy sự thăng tiến không đi theo kế hoạch của bản thân.

David Foote, giám đốc phân tích và nghiên cứu tại Foote Partners cho biết: “Nhân viên phải cảm thấy công việc cũng đem lại giá trị cho chính họ, nếu không, họ sẽ dễ dàng cảm thấy không hài lòng và tìm kiếm việc làm ở nơi khác, hoặc dễ bị các nhà tuyển dụng từ đối thủ lôi kéo”.

#4. Doanh nghiệp không cập nhật các công nghệ mới nhất

Việc liên tục cập nhật các công nghệ mới nhất như nền tảng học online,…có thể giúp các nhân viên giỏi tin tưởng vào định hướng của công ty hơn. Nếu ngân sách doanh nghiệp không dành cho việc đầu tư công nghệ mới hoặc nâng cấp các phần mềm sẵn có, hãy xem xét việc đưa nhân viên đi đào tạo bên ngoài về các công nghệ tiên tiến. Điều này sẽ nhấn mạnh cho nhân viên thấy doanh nghiệp coi trọng đầu tư phát triển năng lực, kỹ năng của nhân viên.

Lúc này để giúp nhân viên có thể cập nhật liên tục với công nghẹ mới việc sử dụng các Hệ thống dạy học trực tuyến LMS là điều hết sức cần thiết, nhờ các hệ thống này nhân viên có thể truy cập và nhận thông tin một cách nhanh nhất, ngoài ra doannh nghiệp có thể sử dụng hệ thống này để đào tạo trực tuyến nhằm mang lại hiệu quả công việc cao.

giữ chân nhân tài
Liên tục cập nhật công nghệ mới nhất

#5. Doanh nghiệp không xem xét năng lực nhân sự định kỳ

Nếu các nhà quản lý thường xuyên đưa ra phản hồi không mang tính xây dựng hoặc không đưa ra mục tiêu nghề nghiệp ít nhất một năm một lần với nhân viên, thì tổ chức sẽ có nguy cơ đánh mất các nhân tài. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng tần suất đánh giá định kì nên theo tháng để quản lý có thể nắm rõ được

Phản hồi thường xuyên cũng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp cảnh báo khi nhiều nhân sự cảm thấy không hài lòng với quyết định nào đó. Điều này sẽ tránh được những hiềm khích tiềm ẩn, cũng như giúp ban lãnh đạo kịp thời điều chỉnh chính sách khi có vấn đề.

#6. Không thể giữ chân nhân tài do chính sách quá cứng nhắc

Trong kỷ nguyên công nghệ số 4.0, làm việc từ xa đang trở thành một hình thức làm việc tiềm năng được nhiều nhân viên yêu thích do đem tới sự linh hoạt trong việc lựa chọn thời gian, địa điểm làm việc. Tuy nhiên hình thức này chưa được nhiều doanh nghiệp trên thế giới ứng dụng.

Theo ông Furlow, “Rất nhiều nhân viên đang kỳ vọng hình thức làm việc từ xa sẽ trở nên phổ biến trong tương lai.””Việc cho phép nhân viên làm việc theo lịch trình linh hoạt sẽ là một cách tuyệt vời để giữ chân nhân tài.”

Theo nghiên cứu từ Dice.com, 63% số người được khảo sát cho biết họ sẵn sàng cắt giảm lương của mình để được làm việc từ xa ít nhất một nửa thời gian hành chính.

Từ nhu cầu lớn này, các doanh nghiệp có thể sử dụng ứng dụng dạy học trực tuyến để cung cấp lựa chọn làm việc từ xa thu hút nhân viên. Không chỉ hiệu quả trong việc kêu gọi nhân tài, điều này còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản lớn ngân sách chi cho tiền lương để cạnh tranh với đối thủ thu hút nhân viên về doanh nghiệp mình.

#7. Chức năng và nhiệm vụ của nhân sự không rõ ràng

Nếu nhân viên không hiểu mục tiêu kinh doanh chung của tổ chức hay hiểu sai về vai trò công việc của mình trong chiến lược tổng thể, rất có thể nhân viên sẽ không gắn kết với doanh nghiệp.

Để giúp nhân viên cảm thấy vị trí của mình có giá trị trong doanh nghiệp không khó, tuy nhiên doanh nghiệp cần đầu tư thời gian để lắng nghe, thu thập ý kiến phản hồi từ nhân viên và kết hợp phản hồi này để cải tiến chính sách của công ty. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể giữ chân nhân tài.

#8. Doanh nghiệp không thể giữ chân nhân tài do không có chính sách quan tâm chăm lo đời sống nhân viên

Đối với nhiều nhân sự, việc cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc luôn là một thử thách. Hãy để ý đến những vấn đề này để có giải pháp tốt nhất giúp cho nhân viên có thể vừa chăm sóc gia đình vừa thực hiện tốt các yêu cầu công việc. Điều này tuy nhỏ nhưng lại là yếu tố quan trọng giúp nhân viên có được sự hài lòng với công việc và cam kết gắn bó lâu dài.

Các nhà quản trị doanh nghiệp có thể quan tâm nhân viên từ những thứ nhỏ nhất như cung cấp đồ ăn vặt, cafe, trà bánh để nhân viên để nhân viên không bị đói, hay dành tặng những phần thưởng nhỏ cho các nhân viên có thành tích tốt. Bằng cách đó, nhân viên sẽ cảm thấy được quan tâm, trân trọng và yên tâm cống hiến cho doanh nghiệp.

giữ chân nhân tài

 

Chính sách doanh nghiệp cũng chính là yếu tố quan trọng giúp giữ chân nhân tài

Bằng cách liên tục lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên và chăm sóc đời sống nhân viên từ những chi tiết nhỏ nhất, doanh nghiệp có thể giữ chân các nhân viên tài năng.

Xem thêm: