Sở hữu đội ngũ nhân viên giỏi là điều mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn có. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cùng những biến đổi chóng mặt của thị trường cũng như bối cảnh chính trị của các nước trên thế giới, chính những doanh nghiệp cũng sẽ có những lúc phải thay đổi, đòi hỏi nhân sự trong công ty vận hành theo mô hình cơ cấu trực tuyến là gì? phải linh hoạt trong công việc, luôn học hỏi để thích nghi và ứng biến với những vấn đề mới.
Thậm chí các nhân viên có thể phải đảm nhận những nhiệm vụ mới, làm việc cùng những phòng ban với những chức năng khác nhau. Để đáp ứng được những yêu cầu này, điều quan trọng hơn bao giờ hết đó là nhân viên phải thật sự linh hoạt và có khả năng ứng biến nhanh với những thay đổi mới.
Xem thêm:
1. Linh hoạt trong công việc là gì?
Đây là khả năng tự điều chỉnh nhanh chóng và bình tĩnh để nhân viên có thể giải quyết các vấn đề bất ngờ một cách hiệu quả. Một số ví dụ về sự linh hoạt trong công việc:
- Đề nghị giúp đỡ một thành viên trong nhóm nếu nhận thấy họ đang cảm thấy quá tải với công việc của mình
- Tình nguyện đảm nhận phần việc của đồng nghiệp khi họ phải nghỉ phép
- Khi gặp một vấn đề mới, nhân viên có thể đưa ra được một loạt các ý tưởng để có thể lựa chọn và giải quyết.
Khi đã trở nên linh hoạt trong công việc, nhân viên sẽ được đánh giá là nhân viên giỏi, được giao nhiều nhiệm vụ khó và có cơ hội thăng tiến cao hơn các nhân viên khác.
2. Tại sao nhân viên phải trở nên linh hoạt trong công việc?
Hầu hết bất cứ công ty hay tổ chức nào cũng phải trải qua những lần cải tổ hoặc tái cấu trúc và những điều này hầu như không nằm trong dự đoán của bất cứ ai được, vì vậy linh hoạt trong những lúc này là vô cùng quan trọng. Có được sự linh hoạt trong công việc sẽ giúp nhân viên trở nên nhạy bén và hoàn toàn tự tin với những yêu cầu đột ngột từ công việc hoặc những tình huống khẩn cấp không thể đoán trước được; ví dụ như vi phạm an ninh mạng hay sự cố tài chính.
Những nhân viên linh hoạt luôn được các nhà quản lý và doanh nghiệp đánh giá rất cao bởi lẽ họ giúp ổn định tình hình khi một sự cố xảy ra và có thể sẵn sàng giúp đỡ, tư vấn cho đồng nghiệp của họ. ĐIều này góp phần rất lớn trong việc duy trì hiệu quả công nghiệp.
Xem thêm:
- 1 số bí quyết trở thành nhân viên giỏi và biết tuốt
- 5 “Ông lớn” dẫn đầu xu hướng đào tạo nội bộ trực tuyến
3. Cách rèn luyện mỗi ngày để trở thành nhân viên giỏi
- Tập trung vào các giá trị cốt lõi của bản thân: Nhân viên giỏi biết được những giá trị quan trọng của bản thân, giữ nguyên được tâm thế và biết mình nên – không nên làm gì trước những biến động đó.
- Cởi mở trong suy nghĩ: Nhân viên giỏi sẽ dễ dàng xử lý một vấn đề vì họ có thể xem xét nó theo nhiều chiều hướng khác nhau. Hãy học tập cách nhìn vấn đề từ tổng thể. Ví dụ như: Làm thế nào để sản phẩm phù hợp hơn với thị trường? Điều gì sẽ tác động đến đội ngũ sản xuất hoặc bộ phận sales/ marketing? Khách hàng sẽ phản ứng với sản phẩm như thế nào?
- Phát triển bộ kỹ năng cá nhân: Nhân viên linh hoạt trong công việc là người luôn cố gắng học những kỹ năng mới, cập nhật kiến thức mới, ngay cả khi đó là kiến thức không liên quan đến lĩnh vực của họ. Nếu nhân viên không có sự chuẩn bị những kỹ năng mới ngoài những kỹ năng đang sẵn có, một khi biến động xảy đến, nhân viên sẽ trở nên thụ động và không đủ khả năng giải quyết vấn đề. Hãy chăm cập nhật những xu hướng công nghiệp mới qua các bài báo và các nghiên cứu đánh giá hiệu quả đào tạo.
- Không ngừng học hỏi: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng ông muốn nhân viên của mình có thể phát huy tối đa khả năng và không ngừng nâng cao, cải thiện về mặt hiệu suất làm việc, ngoài việc tham gia các khóa đào tạo do doanh nghiệp cung cấp, bạn có thể tìm hiểu các ứng dụng dạy học trực tuyến tìm kiếm các khóa học nhằm nâng cao kỹ năng của bản thân.
- Luôn lạc quan: Điều gì cũng có hai mặt của vấn đề, vì vậy hãy luôn bình tĩnh phân tích và tập trung vào những mặt tích cực thì vấn đề dù khó đến mấy vẫn sẽ tìm được cách giải quyết.
- Giữ bình tĩnh: Khi những dự định bị thay đổi đột ngột, hãy kiềm chế cảm giác bất an và bối rối. Nhân viên giỏi có khả năng giữ bình tĩnh trước những tình huống không lường trước được. Sự lo lắng hay tức giận sẽ hạn chế khả năng phân tích vấn đề.
- Có kế hoạch trước: Ngay cả khi không thể dự đoán được tương lai, hãy luôn có thể chuẩn bị tinh thần trước bằng những kế hoạch. Ví dụ, khi đang giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng tiềm năng, hãy suy nghĩ về những câu hỏi có thể xuất hiện và chuẩn bị câu trả lời trước.
- Có một đội ngũ mạnh mẽ: Khi có những người hỗ trợ xung quanh, những khó khăn sẽ được giảm xuống rất nhiều. Hãy bắt đầu với việc tăng cường các mối quan hệ và đừng ngại đối xử tốt với đồng nghiệp bởi lẽ điều này không những thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên mà còn giúp đỡ đương đầu khó khăn sau này.