E-learning hiện không chỉ phổ biến trong những doanh nghiệp mà còn được ứng dụng rộng rãi trong các trường đại học. Vậy E-learning với các trường đại học đem lại những vai trò gì trong nền giáo dục?

Để có câu trả lời, xem ngay bài viết dưới đây của blog đào tạo nội bộ!

1. Vai trò của E-Learning với  nền giáo dục toàn cầu

Một trong những ngành lớn nhất phải trải qua thời kỳ khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 chính là ngành giáo dục. Từ trường tiểu học, trung học, phổ thông, đại học hay các cơ sở giáo dục tư nhân, đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đình trệ đột ngột.

Không cần phải nhắc nhiều, ưu điểm của các cơ sở giáo dục chính là có khả năng tập hợp một lượng lớn học sinh – sinh viên trong 1 lớp học.  Tuy nhiên cũng do mô hình này mà nó trở thành nhược điểm trong thời Covid-19, các học viên có thể làm lây lan nhau mà không thể kiểm soát.

vai-tro-cua-e-learning-voi-nen-giao-duc-toan-cau
Vai trò của E-Learning với  nền giáo dục toàn cầu

Do vậy, các tổ chức giáo dục đã tích cực tìm kiếm giải pháp thay thế để tiến hành triển khai các hình thức học tập khác. Và phần mềm dạy học online E Learning cho phép học tập dựa trên video và những thứ tương tự đã có sẵn . Mặc dù phương pháp này đúng nhưng thế giới vẫn chưa sẵn sàng để chuyển đổi nội dung học tập sang mô hình trực tuyến 100%.

2. Ưu điểm của hệ thống E-learning với các trường đại học 

Bắt kịp tốc độ đối với “bản xứ kỹ thuật số” (Digital Native)

Học viên trong thời buổi công nghệ 4.0 có xu hướng tìm kiếm thông tin qua những thiết bị di động điện tử ví dụ như smartphone/ máy tính và càng ít tìm kiếm thông tin qua bản cứng.

Với hệ thống E-learning, sinh viên có thể dễ dàng tham gia lớp học chỉ bằng thiết bị di động. Với những công cụ và tiện ích trên thiết bị điện tử,  kết hợp cùng những tính năng trên hệ thống E-learning cho đại học, sinh viên  sẽ có rất nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu.

uu-diem-cua-he-thong-e-learning-voi-cac-truong-dai-hoc
Ưu điểm của hệ thống E-learning với các trường đại học 

Cá nhân hóa phù hợp với giá trị đồng tiền

Triển khai E-learning cho đại học chắc chắn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn rất nhiều so với phương pháp học tập thông thường.Nếu học theo cách truyền thống,  người học sẽ phải chuẩn bị tài liệu bằng văn bản sau đó tụ tập tại 1 địa điểm. Trong khi với phương pháp E learning, sinh viên sẽ được tải các tài liệu số hóa bằng văn bản và tham gia các lớp học  ở bất cứ thời điểm nào.

Theo dõi sát sao tiến độ cá nhân trực tuyến

Mỗi khóa học, những sinh viên sẽ có cách tiếp nhận và tiến độ học tập khác nhau.  Với E-learning với các trường đại học giảng viên có thể xác định được chính xác những sinh viên có tiền độ như mong đợi, sinh viên nào tụt lùi hoặc bỏ mặc chuyện học hành.

Giảng viên có thể nắm sự tiến bộ của học viên nhanh hơn đồng thời đề ra được các giải pháp xử lý kịp thời.

3. Thách thức của E Learning với các trường đại học

Rất nhiều nơi trên thế giới đã tổ chức các lớp học trực tuyến thông qua phương pháp sử dụng công cụ hội nghị phổ biến (dùng phần mềm Zoom). Nhưng ứng dụng dạy học trực tuyến này lại gây ra thách thức không nhỏ cho giảng viên lẫn sinh viên.

thach-thuc-cua-e-learning-voi-cac-truong-dai-hoc
Thách thức của E Learning với các trường đại học

Cụ thể là:

Không thể kiểm duyệt người học một cách chính xác – với trên 30 màn hình video nhỏ khác nhau, khoảng 10% của giảng viên là dành để xác định ai? và họ đã phản hồi những gì?

Các chiến lược học tập hiệu quả bên trong lớp không hoàn toàn hoạt động trong môi trường trực tuyến— Thảo luận nhóm hoặc đóng vai sẽ chiếm khoảng 15% thời gian trên lớp.

Đánh giá hiệu quả của việc học luôn được đánh giá là việc làm khó, và giảng viên cần dành thêm khoảng 5% để đảm bảo việc học liệu có thực sự hiệu quả.

Trên đây là một số ưu, nhược điểm của hệ thống E-learning với các trường đại học . Hy vọng với bài viết người đọc sẽ hiểu rõ hơn Người hướng dẫn đã và đang dành thêm 5% thời gian để cố gắng đảm bảo việc học có hiệu quả hay không.

Xem thêm: