Đào tạo nhân sự là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Vậy khái niệm của nó là gì? Doanh nghiệp nào nên triển khai hình thức này?. Xem ngay nội dung bài viết của blog đào tạo nội bộ!
Đào tạo nhân sự nhằm mục đích phát triển một kỹ năng cụ thể cho nhân sự theo một tiêu chuẩn do doanh nghiệp đặt ra thông qua hướng dẫn và thực hành. Đào tạo là phương pháp tốt nhất giúp nhân sự thực hiện công việc đúng quy trình, hiệu quả và nhiệt huyết hơn. Đây cũng được coi là tạo cơ hội học tập cho nhân sự nâng cao kỹ năng, kiến thức ngay khi đang thực hiện công việc của mình.
Định nghĩa đào tạo nhân sự
Công tác đào tạo nhân sự là tổ chức cho nhân sự học các kiến thức và kỹ năng dựa trên một mục tiêu cụ thể. Các hoạt động chính của đào tạo gồm hai hoạt động dạy và học với mục đích chính là giúp các thành viên trong một tổ chức nắm được và áp dụng được kiến thức, kỹ năng, và thái độ cần thiết cho công việc của họ.
Tầm quan trọng của đào tạo nhân sự
Như đã đề cập phần trên, môi trường kinh doanh thay đổi liên tục vì vậy đào tạo nguồn nhân lực (bao gồm cả nhân viên và các cấp quản lý) là phương pháp ứng phó hiệu quả và cần thiết nhất.
Bộ phận nhân sự trong mô hình trực tuyến chức năng là gì phụ trách các công việc hậu cần cho nhân sự, chăm lo đời sống và cải thiện năng lực. Nên đào tạo nhân sự là một hoạt động quan trọng cần được thực hiện liên tục. Đào tạo mang lại rất nhiều lợi ích cho nhân sự như cải thiện hiệu quả và hiệu suất công việc, thúc đẩy sự tự tin và giúp nhân sự chủ động hơn trong công việc của mình.
Doanh nghiệp có ổn định và gặt hái được nhiều thành tựu hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo nhân sự. Ngay từ những ngày đầu thành lập doanh nghiệp, đào tạo phải là hoạt động bắt buộc và từng bước mở rộng cũng như đa dạng hơn. Chỉ có đào tạo mới có thể cải thiện chất lượng và giảm lãng phí thời gian và chi phí đến mức tối thiểu.
Doanh nghiệp nào cần triển khai đào tạo nhân sự?
Mọi doanh nghiệp đều nên cung cấp các chương trình đào tạo nhân sự, bất kể quy mô nào và với cách thức tổ chức ra sao để phát triển toàn diện nhất. Một số doanh nghiệp cần bắt buộc triển khai hình thức này gồm:
1. Đối phó với môi trường luôn thay đổi
Doanh nghiệp không tồn tại biệt lập mà thường xuyên tác động qua lại với môi trường. Những sự thay đổi từ môi trường xung quanh có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ, đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của bản thân doanh nghiệp. Nhìn chung, môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động của một doanh nghiệp, từ mục tiêu và chiến lược, phạm vi hoạt động, cho đến kết quả sản xuất, kinh doanh.
Nhà quản trị hệ thống LMS thành công có thể dự kiến và điều chỉnh để thích ứng thay vì không chuẩn bị và chịu sự tác động của các biến động trong môi trường kinh doanh một cách thụ động. Do đó, đòi hỏi nhân sự phải được đào tạo để có đủ kỹ năng thích ứng và áp dụng hiệu quả để có phương pháp làm việc tối ưu hơn.
2. Có cơ cấu tổ chức hỗn hợp
Nhiều yếu tố khiến phân thức hình thành các bộ phận và phân hệ của tổ chức trở nên cồng kềnh và phức tạp. Các yếu tố này bao gồm các loại công việc phải làm, cách thức tiến hành công việc, những người tham gia thực hiện công việc, công nghệ được sử dụng, đối tượng phục vụ, phạm vi phục vụ và các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài khác.
Bộ máy tổ chức hỗn hợp nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó vấn đề nổi cộm nhất là việc phối hợp giữa các phòng ban. Vì vậy, để đối phó với sự phức tạp, công tác đào tạo đã trở thành bắt buộc.
3. Quản trị hiệu quả mối quan hệ nhân sự
Các lãnh đạo phải duy trì được mối quan hệ tốt giữa các nhân sự với nhau. Đào tạo nhân sự trên hệ thống e learning chính là hình thức tạo điều kiện cơ bản để giải quyết các vấn đề tồn tại trong mối quan hệ giữa các nhân sự.
Thực tế chứng minh rằng giải pháp dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả đào tạo cho doanh nghiệp hơn rất nhiều so với phương pháp đào tạo truyền thống.
Theo số liệu thống kê của Elearning Industry, đào tạo trực tuyến có thể nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên gấp 2.5 lần, việc cung cấp các khóa đào tạo thích hợp cho nhân viên cũng là một trong những cách cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên và nhà quản lý.
4. Giúp nhân sự có kỹ năng làm việc phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp
Nhân sự mới có thể có những kỹ năng, cách làm việc không phù hợp với yêu cầu hay quy trình thực hiện công việc của doanh nghiệp. Để cải thiện và giải quyết vấn đề này, việc tổ chức các chương trình đào tạo là phương pháp tốt nhất.
5. Thay đổi trong phân công công việc:
Khi một nhân sự được đề bạt lên vị trí cao hơn hoặc được đề xuất chuyển sang bộ phận khác, ban đầu có thể họ sẽ có những bỡ ngỡ, chưa làm thực sự tốt. Đào tạo trang bị cho các nhân sự này các kỹ thuật và công cụ ưu việt nhất giúp họ bắt đầu vị trí mới tốt hơn.
Trên đây là một số thông tin liên quan tới đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp. Hy vọng bạn đọc có thể nhận được nhiều kiến thức hữu ích cho chính mình.
Xem thêm:
- Đào tạo nội bộ: 3 hình thức video bài giảng thu hút
- Xây dựng 1 quy trình đào tạo nội bộ chuẩn quan tâm gì?