Các chương trình đào tạo nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và vận hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên, triển khai các khóa đào tạo không đúng thời điểm, không đúng đối tượng sẽ không mang lại hiệu quả.
Doanh nghiệp chỉ nên đầu tư đào tạo nguồn nhân lực trong các trường hợp sau:
1. Nhân sự cần học một kỹ năng mới
Tổ chức đào tạo nhân sự rất cần thiết trong trường hợp này. Nội dung của khóa đào tạo có thể bao hàm các vấn đề sau:
- Giới thiệu công nghệ, công cụ hoặc thiết bị mới.
- Giới thiệu các quy trình mới hoặc các điều chỉnh đối với quy trình hiện tại.
- Trang bị kỹ năng cho nhân viên mới: bao gồm các khái niệm, chính sách, quy trình, công nghệ của doanh nghiệp và kỹ năng để hoàn thành công việc hiệu quả trong thư viện e learning
Để quá trình này có thể diễn ra hiệu quả , doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các công cụ phục vụ việc đào tạo như phần mềm dạy học trực tuyến để triển khai chương trình đào tạo nộ bộ tốt hơn.
2. Nhân sự thiếu các kỹ năng cơ bản hoặc chưa biết cách áp dụng kiến thức
Những nhân sự thuộc trường hợp này cần phải được cấp bách đào tạo lại:
- Nhân sự thiếu các kỹ năng cơ bản: những người thiếu các kỹ năng cơ bản như chưa thành thạo sử dụng chương trình hoặc máy móc để thực hiện công việc.
- Nhân sự với năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn kém: là những người có kỹ năng và kiến thức nhưng chưa biết cách áp dụng vào công việc.
Việc đầu tư đào tạo và phát triển giúp “trám” lỗ hổng kiến thức và kỹ năng, thúc đẩy động lực cho nhân sự qua hệ thống e learning ; khiến họ mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp công tác đào tạo không thể giải quyết các vấn đề về hiệu suất của nhân sự, đó là:
- Tuyển dụng sai người hoặc nhân sự làm không đúng vị trí, đúng năng lực
- Chính sách và thủ tục thiếu sót
- Hệ thống hỗ trợ không đầy đủ, thiếu cơ sở hạ tầng hoặc các vấn đề khác khiến nhân viên sự không thể hoàn thành tốt công việc.
3. Loại bỏ khoảng cách năng lực và phát huy tiềm năng nhân sự
Tuyển dụng đúng người, đúng việc không phải là điều đơn giản. Vì thế, nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn và đầu tư đào tạo thêm cho nhân sự có năng lực tốt để bổ nhiệm họ cho vị trí cao hơn. Việc làm này giúp loại bỏ khoảng cách năng lực và không cần chờ đợi đăng tuyển, tìm kiếm ứng viên lý tưởng. Bởi vì, tuyển dụng nhân sự mới gây tốn kém tiền bạc, công sức, thời gian lại vừa phải nỗ lực để nhân sự mới hiểu về văn hóa doanh nghiệp, tính chất công việc – điều mà nhân sự cũ đã được biết.
4. Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu suất làm việc
Sự thay đổi điều kiện thị trường, nhu cầu khách hàng gia tăng và sự xuất hiện của các công nghệ mới buộc doanh nghiệp phải nâng cao tiêu hiệu suất làm việc của các vị trí nhất định. Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp phải lên kế hoạch đầu tư đào tạo nhân sự giúp họ thu hẹp khoảng cách về kỹ năng và kiến thức.
5. Phổ biến quy chế, quy định mới
Khi doanh nghiệp ban hành hoặc chỉnh sửa bổ sung quy chế, chính sách và các hướng dẫn an toàn, các chương trình đào tạo nên được triển khai sớm để toàn bộ nhân sự nắm được và tuân thủ các tiêu chuẩn, hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý doanh nghiệp có thể phải đối mặt sau này.
Xem thêm: